Kỳ Nam là gì

Trước khi nói sâu về Kỳ Nam, chúng ta nên nói sơ về trầm hương trước đã.



Trầm hương được hình thành qua các quá trình sau : khi cây Trầm hương bị các tác nhân gây thương tổn vật lý hoặc hóa học Bị nhiễm khuẩn (cả hữu cơ và vô cơ) (trong tự nhiên, con sùng, con kiến ​​chui vào trong cây để sinh sống và làm tổ, bản thân gỗ dó bầu có đặc tính và hương thơm thu hút các loài động vật này xâm nhập vào, tiếp tục bị nấm mốc, vi khuẩn xâm nhập hoặc nhiễm các thành phần hóa học khác có hại cho cơ thể và sự sinh trưởng của cây). Cây phải chống lại các tác nhân gây hại này, thân cây tiết ra nhựa dầu (một hợp chất cơ bản giống như chất kháng sinh) để bao bọc, bảo vệ tại vị trí bị tổn thương nhằm phục hồi và bảo vệ cây tiếp tục sống. Lâu ngày, nhựa cây tại chỗ bị thương tích tụ dần, có mùi thơm đặc biệt và chuyển thành mùi trầm hương.

Trầm hương là hương thơm của loại nhựa dầu này, không phải là gỗ của của cây gió bầu. Gỗ cây gió bầu rất xốp, dễ phân hủy trong môi trường nên không có giá trị nếu không có nhựa dầu (trầm hương) tích tụ bên trong. 

Gỗ mang nhựa trầm hương dó có tỷ trọng lớn, thả vào nước sẽ “chìm”( “Trầm” 沈 chữ Hán có nghĩa là chìm), và cái tên “trầm hương” bắt nguồn từ đó.

Theo thống kê của ngành thực vật học, thế giới có khoảng 25 loài dó, nhưng chỉ 19 loài có khả năng cho trầm hương:

(1) Aquilaria grandiflora Bth,  (phân bố ở Trung Quốc);

(2) A.sinensis Merr hoặc  A.chinesis, (phân bố ở Trung Quốc);

(3) A.yunnanensis.S.C.Huang, (phân bố ở Trung Quốc);

(4) A.beccariana Van Tiegh, (phân bố ở Malaysia, Indonesia);

(5) A.microcarpa Baill, (phân bố ở Malaysia, Indonesia);

(6) A.hirta Ridl, (phân bố ở Malaysia, Indonesia, Singapore);

(7) A.rostrata Ridl, (phân bố ở Malaysia);

(8) A.subintegra Ding Hou, (phân bố ở Thailand);

(9) A.malaccensis Lam, (phân bố ở Ấn Độ, Bruney, Malaysia, Indonesia, Lào,Thailand);

(10) A.moszkowskii Gill (phân bố ở Indonesia);

(11) A.cumingiana (Decne) Ridl, (phân bố ở Philippines);

(12) A.filaria (Oken) Merr., (phân bố ở Philippines);

(13) A.apiculata Merr., (phân bố ở Philippines);

(14) A.acuminate (Merr.) Quis, (phân bố ở Philippines);

(15) A.crassna Pierrei ex Lecomte, (phân bố ở VN, CPC, Lào);

(16) A.baillonii Pierrei ex Lecomte, (phân bố ở VN, CPC);

(17) A.banaense P.H.Ho, (phân bố ở VN)

(18) A.rugosa L.C.Kiet & P.J.A.Kessler, (phân bố ở VN);

(19) A.khasiana H.Hallier (phân bố ở Ấn Độ, Bruney).

 Ở nước ta theo thống kê trên, có 4 loài dó có khă năng cho trầm hương được định danh là:

1. A.crassna  Pierre ex Lecomte, tìm thấy năm 1899, tiếng Việt hay gọi là cây dó Bầu, phân bố  khắp các vùng trong cả nước (từ Hòa Bình đến Kiên Giang). 

2. A.baillonii Pierre ex Lecomte, tìm thấy năm 1915, tiếng Việt hay gọi là cây dó Gạch, phân bố ở Thừa Thiên-Huế, Quãng Nam-Đà Nẵng, Khánh Hòa.

3. A.banaensis P.H.Ho, tìm thấy năm 1986, tiếng Việt hay gọi là cây dó Bà Nà, phân bố ở Thừa Thiên-Huế (Bạch Mã), Đà Nẵng (Bà Nà).

4. A.rugosa L.C.Kiet & P.J.A.Kessler, tìm thấy năm 2005, tiếng Việt  gọi là cây dó Quả nhăn, phân bố ở Kon Tum.

Theo cố học giả Phạm Hoàng Hộ, loại trầm thường thấy ở Việt Nam là do cây dó bầu (aquilaria crassna) bị sâu ăn, tiết ra nhựa, đông cứng lại rồi lâu năm mà biến thành. Gỗ mang nhựa của cây dó có tỷ trọng lớn, thả vào nước sẽ “chìm”. “Trầm” chữ Hán có nghĩa là chìm, và tên “Trầm hương” bắt nguồn từ đó.

“Trầm hương” (沈香 jinkô, “sinking fragrance”), theo định nghĩa của từ điển Kôjien - Nhật Bản, là “hương liệu thiên nhiên lấy từ 1 loại cây cao. Cây thuộc vùng nhiệt đới Á Châu, cao độ chừng 10 - 30 mét, thân cứng và chìm dưới nước. Hoa màu trắng. Chôn cây dưới đất, hoặc làm mục rửa, cây sẽ thành ‘già la’ 伽羅 có màu đen mướt, mùi thơm ưu việt và giá rất đắt”.

Cây cao ở đây đúng là cây dó bầu mọc trong những cánh rừng già. “Trầm hương” chính là phần thân cây chứa nhiều nhựa thơm. Dó bầu sống lâu trở nên to lớn và thành đại thụ. Ca dao có nói: “Dó lâu năm dó cũng thành kỳ”, nhưng ta cần nói thêm là không phải cây dó nào cũng hình thành trầm k, phải may mắn lắm mới có được.

Quá trình hình thành Kỳ Nam tương tự như trầm hương, nhưng về bản chất, điều kiện hình thành Kỳ Nam khó hơn trầm hương rất nhiều. Không cần tác nhân vật lý vẫn có sự hình thành và phát triển của Kỳ Nam bên trong cây (Giống như căn bệnh ung thư ở người, có thể do nấm và vi khuẩn đặc biệt quý hiếm nhiễm vào cây, mỗi loại nấm và vi khuẩn quý hiếm trong môi trường tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến màu sắc và mùi hương của Kỳ Nam hoang dã)

Và không phải miếng trầm hương cao cấp lâu năm nào cũng thành Kỳ Nam khi để lâu (dù ngàn năm). Trầm và Kỳ Nam hoàn toàn khác nhau về bản chất và mùi vị. Cây có trầm bên trong có thể có Kỳ, khi Kỳ Nam xuất hiện cây sẽ chết vì quá nóng, cây có Kỳ Nam bên trong không có trầm hương do Kỳ nam sẽ rút hết dầu trầm. Sẽ rất hiếm một cây vừa có Kỳ Nam vừa có Trầm, phải nói là cực kỳ hiếm. Kỳ Nam quý hiếm và cao cấp hơn trầm hương gấp nhiều lần.

Cây có trầm hương bên trong có thể còn sống, nhưng cây có Kỳ nam bên trong sẽ có thể chết sớm.

Người thợ săn trầm kỳ rất vất vả mới tìm được trầm hương và kỳ nam trong rừng, họ phải đi bộ tìm từng ngày giữa bạt ngàn cây gỗ để tìm ra những cây Trầm hương, đối mặt thú dữ và nhiều điều kiện nguy hiểm (có thể bị chết). Nhưng khi họ phát hiện ra cây gió thì bên trong không có trầm hương hay Kỳ nam.

Theo kinh nghiệm của những người đi săn rừng cho biết, khi gặp những cây Trầm hương cao từ 10 - 30 mét trở lên, lá úa vàng và nhỏ dần, thân có nhiều u như tổ. Nếu gốc có gò mối đóng lại thì cây Gió đó có Trầm Kỳ nam. Khi gặp cây gió như vậy, họ phải chặt cây, đào tận gốc để tìm, vì Trầm Kỳ nam có thể nằm ở ngọn, trong thân hoặc cả rễ. Khi gặp những cây gió non, thợ săn thường dùng dao, rìu rạch, bổ vào thân cây để tạo vết thương và theo dõi nhiều năm sau mới lấy được Trầm kỳ nếu may mắn nó hình thành.

Từ xa xưa ở Việt Nam đã có những miêu tả trong sách cung đình triều Nguyễn. Trầm hương tồn tại với hơn 170 mùi hương khác nhau có thể phân biệt được. Cứ mỗi lần xông hương trong 24 giờ liên tục sẽ có 8 đợt tỏa hương. Mỗi mẻ là một mùi thơm khác nhau, hương phức hợp và có mùi chủ đạo riêng.

Trong sách Phủ biên tạp lục, nhà khoa học Lê Quý Đôn - Việt Nam sử lược cũng viết: “Trầm hương là nơi hội tụ linh khí của trời đất”.

“Sinh mệnh của trời đất, tẩy sạch vũ trụ, khử âm khí, bổ phế khí, chỉ tả dương, ưu thế bảo vật thế gian…, Tích thần trời đất, thanh lọc hư không, thông khí, trừ đờm, chữa bệnh tiêu hóa, tim mạch là quý nhất "

Đỉnh cao của trầm hương là vào thời Nguyễn - Việt Nam, nhờ sự đóng góp của công thần Nguyễn Bỉnh Khiêm, gợi ý cho chúa Nguyễn trong công cuộc Nam tiến. Sử dụng trầm hương như một hành trang, một phương thuốc để mang theo. Nhờ đó, trầm hương đã được nhà Nguyễn ứng dụng hơn 400 năm trong y học và đời sống.

Trong thời gian trị vì của mình, các vua nhà Nguyễn đã tăng cường buôn bán trầm hương với các nước. Điển hình là Chúa Nguyễn từng độc chiếm thị trường trầm hương. Thu mua trong nước với giá 30 lượng vàng / kg và bán cho Nagasaki, Nhật Bản với giá cao hơn 30-40 lần, 1.200 lượng vàng. Từ đó, các vua Nguyễn đã tạo dựng nên một đế chế trầm hương và hoàng đàn độc quyền thời bấy giờ.

Các vị vua Nguyễn cũng đã có những chính sách đối nội và đối ngoại phù hợp để bảo vệ triệt để nguồn tài nguyên trầm hương của nước ta. Nhà Nguyễn chỉ cho phép khai thác trầm hương mỗi năm một lần. Chọn những cây gió đã già chết để lấy trầm hương. Tuyệt đối không khai thác những cây còn non, còn xanh vì nguồn Trầm tự nhiên còn ít. Đảm bảo không phá hủy hoặc khai thác quá mức tài nguyên của đất nước.

Phụ thuộc vào việc buôn bán trầm hương giữa Việt Nam và Nhật Bản. Kỳ Nam đã du nhập vào Nhật Bản, thường được người Nhật gọi là kyara 伽羅.

 “Kỳ nam” được coi là loại trầm hương cao cấp nhất. “Kỳ nam” đặc biệt chỉ có ở miền Trung Việt Nam từ Gia Lai, Kon tum vào đến Khánh Hòa – mảnh đất có cái tên hấp dẫn, nhưng đúng với sự thật, là “Xứ trầm hương”!

Trầm ở các tỉnh ở miền Trung nổi tiếng khắp thế giới với hương thơm tao nhã, thoát tục. Tài liệu xưa nhất về trầm hương của Nhật Bản là Nihon Shoki (日本書 Nhật Bản thư kỷ; soạn xong năm 720 sau CN).

Theo sách này, vào năm 595 sau CN có “khúc trầm trôi dạt vào đảo Awaji-shima [Đạm-lộ đảo]”, gần thành phố Kobe hiện nay. “Khúc trầm này có chu vi là 1 mét 80. Cư dân trên đảo không biết đó là trầm, đem ra đốt để nấu ăn. Hơi khói xông lên thơm ngào ngạt và mùi hương tỏa ra xa. Dân lấy làm lạ [nhưng đoán biết là quý], đem dâng lên Thiên hoàng [lúc này là Thiên hoàng Suiko]”. Khi đó, có Thái tử Shotoku biết ngay là đó trầm hương (jinkô).

Chúng ta có thể phỏng đoán khúc trầm này đi từ miền Trung (vào thế kỷ VI thuộc Chămpa) và theo dòng nước ấm Kuroshio trôi dạt lên phía Bắc để rồi tạt vào Nhật Bản. Cần nói thêm là dòng hải lưu Kuroshio này cũng bắt nguồn từ miền Trung Việt Nam.

Khi mới du nhập vào ở Nhật Bản, trầm được dùng trong các tế lễ Thần đạo (Shinto/Shintoism) và Phật giáo. Sau đó, trầm hương ngày càng đóng vai trò trọng yếu trong các buổi lễ Phật giáo. Bước sang thời Nara (710-794 sau CN), nghi thức này được trở thành buổi lễ có tính cách quốc gia và còn tiếp tục mãi cho đến Minh Trị Duy Tân (1868).

Điều ít người chú ý là vai trò quan trọng của trầm hương trong lịch sử giao lưu giữa Việt Nam và Nhật Bản. Kỳ nam được xem là xuất phát từ vùng đất nay là Việt Nam, thường được người Nhật gọi là kyara 伽羅.

Nguồn gốc cái tên Kỳ Nam

 Theo Nakata Kyôzaburô thuộc công ty Baieidô (Mai-Vinh Đường), sáng lập từ năm 1657, tên “kỳ nam” nguyên là tiếng Chămpa bởi Chămpa là những người đi buôn “kỳ nam” từ lúc ban đầu. Tên “kỳ nam” là tổng hợp của tiếng Phạn (Sanskrit) “kara” nghĩa là màu “đen”, và chữ “lambak” tiếng Trung lúc bấy giờ nghĩa là “cây, gỗ” ( mộc). Với sự tổng hợp của hai ngôn ngữ, chúng ta có từ “kalambak”hay calambak, rồi dần dà từ này được rút ngắn lại để trở thành “kỳ nam” hay Kyara, tức là “gỗ đen” như chúng ta có ngày nay.

Cũng cần nói thêm là không phải ngẫu nhiên mà loại trầm hương đặc biệt này có gốc từ tiếng Phạn, bởi lẽ con đường tơ lụa trên biển (Sea Silk Road) cũng chính là con đường truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ, và trầm, kỳ nam đã đi theo con đường đó cùng với Phật giáo. Chămpa thuở ấy cũng chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, thay vì văn minh Trung Hoa như Việt Nam.

Giai thoại về Kỳ Nam

Có khá nhiều giai thoại về sự đam mê trầm kỳ nam của các nhân vật lịch sử ở Nhật Bản. Ở Shôsôin (正倉院 – Chính Thương Viện) – nhà lưu trữ các bảo vật và kinh điển Phật giáo toạ lạc trong khuôn viên chùa Tôdaiji (東大寺 Đông Đại Tự) ở Nara – có một khúc trầm kỳ nam gọi là Ranjatai (蘭奢待 Lan xa đãi) dài chừng 1 mét rưỡi. Cả ba nhân vật góp phần vào công cuộc nhất thống Nhật Bản vào cuối thế kỷ XVI là Oda Nobunaga, Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu đã từng lăm le dòm ngó khúc trầm Kỳ Nam được xếp vào hàng “linh bảo” này. Chắc hẳn bảo vật này được xem là một biểu tượng của uy quyền. Tương truyền Nobunaga cho người đẽo hai miếng, mỗi miếng dài chừng 40 phân; một miếng dâng thiên hoàng, một miếng dùng để xông lên trong những buổi uống trà đạo. Hideyoshi hình như cũng bắt chước Nobunaga cho người đến đẽo vì nhà thiên tài quân sự này cũng thích giao du với các trà nhân. Người ta tin rằng khúc Ranjatai này đã do Thiên hoàng cúng cho chùa Tôdaiji vào năm 756. Hiện nay, Ranjatai có thể xem cứ mỗi 10 hay 15 năm qua triển lãm của Shôsôin ở Viện Bảo tàng Quốc gia tại thành phố Nara. Khúc Ranjatai này theo Yoneda Kaisuke, một chuyên gia về trầm hương thuộc Viện Bảo tàng Osaka, đoán định là đã đi từ Lào hoặc Việt Nam.

 



Riêng về Tokugawa Ieyasu – vị shôgun (tướng quân) đầu tiên của chính quyền Tokugawa – tuy người ta biết chắc là Ieyasu có sai người vào xem khúc trầm Ranjatai, nhưng không ai biết rõ là ông ta có cho đẽo đem về hay không. Tuy nhiên, qua những văn thư mà hiện nay còn lưu lại, chúng ta biết rõ là Ieyasu rất mê thích trầm và đã từng gửi thư cho quốc vương Chămpa và chúa Nguyễn xin gửi trầm kỳ nam.

Thư của Tokugawa Leyasu gửi quốc vương Chămpa năm 1606 có ghi rõ : “Chúng tôi muốn có trầm loại thượng hảo hạng. Những loại có phẩm chất vừa vừa hay dưới trung bình thì xin đừng gửi vì chúng tôi đã có nhiều lắm rồi”. Qua văn thư, chúng ta cũng biết rằng ít nhất trong hai năm 1605 và 1606, chúa Nguyễn Hoàng đã gửi một số tặng vật đáp lễ cho Tokugawa Ieyasu, mỗi lần sẽ gồm 1 miếng trầm kỳ nam, cả hai lần mỗi lần một cân. Trước đó, vào đời Genroku (Nguyên Lục), tức là từ 1592 đến 1595, chúa Nguyễn đã gửi tặng Nagasaki Bugyô (một chức giống như Trấn thủ) nửa cân kỳ nam và những tặng phẩm khác. Một chi tiết thú vị và có ý nghĩa là trong danh sách các tặng phẩm giữa các nước Đông Á, trầm kỳ luôn luôn được liệt kê đầu tiên và trầm k thường được xem là một vật tặng quý giá trong quan hệ ngoại giao với Nhật Bản và Trung Hoa. Sau khi Leyasu mất, nghe nói trong các di vật của ông có đến hơn 100 kilô trầm kỳ nam và hơn 180 kilô các loại trầm khác. Điều này cho ta thấy Leyasu đã thích thú thưởng thức trầm hương đến mức độ nào.

 Theo nghiên cứu của Ogura Sadao, trầm kỳ là mặt hàng Nhật Bản nhập khẩu từ các nước Đông Nam Á (Việt Nam, Campuchia, Siam [nay là Thái Lan], Borneo (Brunei), v.v.) trong thời kỳ giao thương bằng “thuyền buôn có giấy phép châu ấn” (Shuinsen 朱印船) vào cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII mà hiện nay Nhật Bản vẫn còn tiếp tục nhập khẩu. Theo Ogura, lượng trầm kỳ Nhật Bản nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 70% tổng số lượng trầm kỳ Nhật Bản nhập khẩu vào thời châu ấn, và cho đến năm 1987, lượng trầm kỳ Nhật Bản nhập từ Việt Nam là 16 tấn, vẫn chiếm khoảng 50% tổng số lượng trầm kỳ Nhật Bản nhập khẩu từ các nước (khoảng 32 tấn).




Kỳ Nam là cấp khó nắm bắt nhất của Trầm hương. Nhiều người sành trầm kỳ thường tin rằng một cá nhân chỉ có thể trải nghiệm hương thơm trời ban này khi đã tu ba kiếp. "Kỳ nam được coi là xá lợi trong gỗ, là cực phẩm của trầm hương", ông Sư Tuấn Siêu, chuyên gia giám định thị trường Panjiayuan chia sẻ trong chương trình Định giá cổ vật. "Phải tu ba kiếp mới có thể gặp được kỳ nam".

Sự quý hiếm và giá trị của nó đã được đánh giá cao kể từ thời nhà Hán, dân gian Trung Quốc cũng có nhiều cách nói về kỳ nam. Có người nói, để ngửi được hương kỳ nam cần phải tích âm đức ba đời, còn nếu tu được phúc khí 8 đời thì mới có thể thưởng thức được hương kỳ nam. Cho nên, rất nhiều người coi kỳ nam là "kim cương trong các loài hương liệu".

Kỳ nam được biết đến là sản sinh ở Việt Nam, Malaysia, Campuchia, Brunei hay đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Tuy nhiên, theo giới săn kỳ nam Trung Quốc, Nha Trang, Việt Nam mới là nơi giao dịch trầm hương nổi tiếng nhất thế giới và kỳ nam của Viêt Nam cũng là nổi tiếng nhất. Đặc biệt, kỳ nam Nha Trang, Việt Nam hiện đang là chuẩn mực để đánh giá chất lượng kỳ nam của tất cả các vùng sản xuất.

Sản lượng dự trữ kỳ nam của Việt Nam hiện là lớn nhất nhưng cũng dần trở nên khan hiếm trước nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

Tứ khố toàn thư (Trung Quốc) từng ghi rằng kỳ nam của Chăm Pa (nay là miền Trung và Nam Việt Nam) là tốt nhất. Từ xa xưa đã có câu "kỳ nam Chăm Pa, một lát ngàn vàng". Tinh tra thắng lãm của Đô đốc Trung Quốc Trịnh Hòa đề cập đến kỳ nam Chăm Pa như sau: "Vùng núi có kỳ nam thì tù trưởng cử người trông coi khai thác, dân thường không thể có được, nếu có kẻ bán trộm, bị phát hiện sẽ chặt tay".

Giáo sư Đinh Xuân Bá, Giám đốc Trung tâm sinh học ứng dụng SECOIN, một chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong ngành trầm hương Việt Nam cho biết: "Kỳ nam là đặc sản, là bảo vật của Việt Nam. Nó không chỉ cho mùi hương khó tả, huyền bí và thanh lịch mà còn có khả năng trị liệu".

Tại sao Việt Nam có thể sở hữu bảo vật quý?

Ngoài Việt Nam, nhiều vùng đất quốc gia khác cũng là vùng đất sản sinh kỳ nam. Trong lịch sử, Hải Nam (Trung Quốc) và các quốc gia trên Bán đảo Đông Dương như Campuchia, Lào, Malaysia, Brunei đều có ghi chép về việc khai thác kỳ nam.

Nhưng tại sao những vùng đất này lại có sản lượng kỳ nam cực kỳ hãn hữu, để rồi chỉ có của Việt Nam là nổi trội hơn cả?

Trên thực tế, điều này có thể được giải thích từ hai khía cạnh.

Thứ nhất, kỳ nam hay trầm hương của Việt Nam có lịch sử khai thác lâu đời. Từ xa xưa, Việt Nam đã là nguồn cung cấp trầm hương chính cho Trung Quốc và vị ngọt thanh mát độc đáo của nó đã trở thành ký ức văn hóa của nước này. Khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, khi đó, một trong những nhiệm vụ chính của chính quyền thực dân Pháp tại Việt Nam là tìm kiếm trầm kỳ và vận chuyển về nước để tinh luyện nước hoa hạng nhất.

Sau đó, trong hai cuộc chiến tranh thế giới, việc khai thác trầm hương trên toàn bán đảo Đông Dương ngừng trệ. Đồng thời, do trải qua các cuộc chiến tranh vệ quốc nên khoảng thời gian này, Việt Nam khai thác trầm kỳ ít hơn các vùng sản xuất khác, nên nhiều trầm hương, kỳ nam đã được bảo tồn.

Thứ hai là yếu tố môi trường, ngay từ thời xa xưa, khi sản lượng trầm hương, kỳ nam tương đối dồi dào thì trầm hương, kỳ nam của Việt Nam được coi là tốt nhất.

Tại sao, người xưa thường chia trầm hương kỳ nam theo nơi xuất xứ? 

Vì môi trường nước và đất có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của trầm hương, kỳ nam. Trầm hương, kỳ nam sau khi kết hương thành công, sẽ trải qua một chu kỳ cô đọng kéo dài, trong giai đoạn này trầm hương, kỳ nam sẽ hấp thụ các phân tử mùi xung quanh, rồi tiếp tục từ từ cô đọng thành hương vị đặc trưng của riêng mình. Vì vậy, có thể nói, môi trường nước và đất xung quanh quyết định phần lớn đến chất lượng của trầm hương và kỳ nam.

Việt Nam có đường bờ biển kéo dài từ Bắc vào Nam và nước biển ở Nha Trang có chất lượng hàng đầu Châu Á. Là trầm hương kỳ nam bậc nhất nên yêu cầu đối với môi trường nước và đất cũng rất cao, cũng chỉ có ở Nha Trang, Việt Nam, mới có thể hoài thai ra loại kỳ nam/ trầm hương tốt nhất thế giới.

Nói chung, trầm kỳ có nhiều và tập trung tại các vùng núi hướng về phía có gió biển, nên ta thường gặp ở vùng phía Đông Trường Sơn hơn là Tây Trường Sơn. Theo nghiên cứu, trầm kỳ có nhiều ở Campuchia và Việt Nam. Riêng ở Việt Nam, ít thấy có trầm kỳ ở phía trên vĩ tuyến 17. Ở Quảng Trị thường thấy ở vùng Cam Lộ.   Thừa Thiên-Huế vùng A Sao, A lưới, vùng đèo Hải Vân. Ở Bình Định có từ vùng núi Quy Nhơn đi vào. Ở Bình Thuận và Lâm Đồng có vùng núi giáp ranh của hai tỉnh. Ở hải đảo có ở Phú Quốc. Riêng ở Khánh Hòa trầm kỳ được tìm thấy ở các huyện Vạn Ninh, Ninh Hòa, Khánh Vĩnh, nhưng nổi tiếng nhất là vùng Tu Bông Vạn Giã thuộc huyện Vạn Ninh, nên có câu : Cây quế thiên thai mọc ngoài khe đá, Trầm nơi Vạn Giã hương tỏa sơn lâm ..


Kỳ Nam có thể phân thành 5 loại như sau:

(1) White Qinan 白奇楠 – Bạch Kỳ

 

(2) Green Qinan 莺歌 绿 – Thanh Kỳ

 

(3) Purple Qinan – Tử Kỳ

 

(4) Yellow Qinan 黄奇楠 – Huỳnh/ Hoàng Kỳ

 

(5) Black Qinan – Hắc Kỳ

 

I - Black Qinan ( ) – Hắc Kỳ

Dạng nhựa: Khi cắt lát ra, các vệt nhựa đen khác biệt tự lộ ra trên bề mặt phía trong. Lấp lánh và lấp lánh, chúng giống như vẻ đẹp quyến rũ tao nhã của bầu trời đêm yên tĩnh.

Đặc điểm mùi hương: toát lên hương thơm nhẹ nhàng của thảo mộc và thực vật (hòa quyện với nốt hương vanila, ngọt sữa). Hương thơm nhẹ nhàng này làm tươi mới và tiếp thêm sinh lực cho tâm hồn.

https://www.youtube.com/shorts/qMpkSfIHrjA


II - Yellow Qinan 黄奇楠 – Huỳnh/ Hoàng Kỳ

 

Dạng nhựa: Màu vàng hổ phách hoặc màu mật ong toàn thân giống như lụa vàng óng. Đặc biệt bóng như vải satin (satanh)

Đặc điểm mùi hương: có một hương thơm phức hợp. Hương đầu của nó giống với hương hổ phách với chút hương quế. Hương giữa của nó tràn đầy sức sống nhưng dịu dàng, với hương hoa nhẹ nhàng. Cuối cùng, nốt hương cuối kết thúc với một loại gia vị có mùi thơm quyến rũ và vị khói gợi nhớ đến rượu cognac lâu năm.

 

III - Purple Qinan – Tử Kỳ

Dạng nhựa: Một lát cắt cho thấy một lớp nhựa màu tím đỏ sang trọng và phức tạp khắp toàn bộ thân của nó.

Đặc điểm mùi hương: mang một hương thơm mạnh mẽ. Lớp hương đầu của nó tỏa ra hương hoa nhẹ nhàng và tinh tế tạo ấn tượng ban đầu thú vị. Mùi hương nhẹ hơn này phát triển và trưởng thành thành một hương thơm ngọt vani sữa béo.

 


IV- Green Qinan 莺歌 绿 – Thanh Kỳ

Dạng nhựa: Bề mặt của Thanh kỳ có màu xanh lục sẫm. Đây là kết quả của sự tích tụ nhựa đậm đặc của nó được truyền vào sợi gỗ. Khi được cắt lát mở ra, có sự pha trộn trang nhã của nhựa kỳ xanh và vàng.

Đặc điểm mùi hương: ba tầng hương thơm riêng biệt: sảng khoái, giống như mật ong và mùi thảo mộc (giống mùi thuốc bắc). Ba mùi hương riêng biệt khi quyện vào nhau sẽ tạo nên một bản giao hưởng khứu giác với hương thơm riêng biệt theo từng làn hơi.


 https://youtube.com/shorts/3yIhTF_3YBE?feature=share

V - White Qinan 白奇楠 – Bạch Kỳ

Dạng nhựa: Sự hiện diện của các mô hoạt tính trong bạch kỳ tạo ra sự tương phản mạnh mẽ giữa các sợi hoạt tính của nó (các mảng màu trắng + nâu vàng). Khi cắt, dầu Kỳ ma sát sẽ có màu đen, nhưng khi tiếp xúc với không khí thời gian dài sẽ trở nên trong và sáng trắng như lớp đường mỏng. Đôi khi phóng to bằng kính phóng đại sẽ thấy thể dầu màu đỏ xen lẩn dầu vàng cực lấp lánh.

Đặc điểm mùi hương: sở hữu năm tầng hương thơm. Hương thơm của nó phát triển từ mát đến giống như mật ong, sau đó có một nốt hương thảo mộc (giống mùi thuốc bắc). Cuối cùng nó tỏa ra một mùi hương hoa và trái cây tươi mát. Mỗi tầng hương thơm là vô cùng đặc biệt, lan tỏa và mạnh mẽ mà không quá độc đoán.


https://youtube.com/shorts/Avr5TAAIOu4?feature=share  


Ngoài ra còn có thêm phân loại Hồng kỳ và Tử Kỳ


Hồng Kỳ Nam

Hồng kỳ còn được gọi là kết đường, khi cắt bề mặt mặc dù màu nâu vàng, nhưng sẽ có một cảm giác màu tím ánh đỏ, nên được gọi là Hồng kỳ. Hầu hết chúng có hương vị ngọt tuyệt vời, mát mẻ và ngọt ngào.

Tử Kỳ Nam

Tử kỳ hay còn gọi là lan hoa kết, cho chúng ta cảm giác ngọt ngào như mật ong, nhiều người nhầm lẫn cho rằng Tử kỳ là Thanh kỳ do không phải ai cũng có khả năng phân biệt loại hàng hiếm này.


Trích lời giáo sư Đinh Xuân Bá :


Giá trị thật của Trầm hương và Kỳ nam là gì ? Đó chính là câu hỏi mà tôi đã nhiều năm nay tìm cách trả lời nhưng vẫn chưa tìm được một giải đáp thoả đáng. Thiết nghĩ, để trả lời cho câu hỏi đó có lẽ chúng ta phải dùng cả 2 cách lý giải: Giả khoa học (pseudoscience) hoặc tiền khoa học (protoscience) và khoa học chính thống. Giả khoa học không phải là phản khoa học (antiscience) mà trong lịch sử của một số ngành khoa học ngày nay chính nó đã trải qua giai đoạn giả khoa học rồi tiền khoa học. Ví dụ của giả khoa học là Chiêm tinh học, Ngoại cảm, Phong Thuỷ,…Ví dụ của tiền khoa học là: Sinh học xã hội (sociobiology), Tương lai học (futurology), thuyết Siêu lạnh (cryonics),…

Đứng trên quan điểm giả khoa học (và tiền khoa học) ta thấy, ngoài tác dụng làm chất định hương cho nước hoa cao cấp, Trầm Kỳ còn có rất nhiều các ứng dụng quan trọng trong Y học cổ truyền, trong Hương trị liệu (Aromatherapy) và Chữa bệnh bằng thực vật (Phytotherapy hoặc Herbalism, http://en.wikipedia.org/wiki/Herbalism), xin xem các tư liệu kèm theo về các lời bàn về Trầm Kỳ của Lê Quí Đôn, Gs. Đỗ Tất Lợi, Ts. Võ văn Chi, James Compton

Đứng trên quan niệm khoa học chính thống, cho đến nay đã có một số công trình quan trọng như sau:

Văn phòng bằng sáng chế và thương hiệu Hoa kỳ (USPTO) vừa công bố một phát minh mới của bốn nhà khoa học tại Đại học Y Đài Bắc với nội dung: “Dùng chất chiết của vỏ cây Dó Trầm để điều trị ung thư”. Số đăng ký phát minh là 20110160152, ngày công bố: 30/6/2011, các tác giả của phát minh: Ching-Chiung Wang, Lih-Geeng Chen, Ting-Lin Chang, Chi-Ting Hsieh. Thực ra từ 2005 người ta đã tìm được Cucurbitacins trong cây họ Trầm (Thymelaeaceae), nhưng phát minh này chỉ ra cụ thể rằng có thể phân lập được Cucurbitacins trong vỏ cây Dó Trầm (Aquilaria agallocha Roxb.), chỉ ra phương pháp dùng chất chiết trong vỏ cây Dó Trầm nói trên để diệt tế bào ung thư, để phòng và chữa ung thư. Bạn đọc có thể xem và tải về toàn văn phát minh nói trên tại: www.freshpatents.com/-dt20110630ptan20110160152.php và tìm hiểu về Cucurbitacins tại http://en.wikipedia.org/wiki/Cucurbitacin.

Theo www.vnexpress.net/Vietnam/Suc-khoe/2001/12/3B9B7607/ Các nhà khoa học thuộc Đại học Rutgers (bang New Jersey, Mỹ) đã sử dụng nhựa của loại cây trầm hương Commiphora myrha để thử nghiệm trên loại tế bào ung thư vú MCF-7, vốn có tính năng kháng các thuốc đặc trị. Kết quả là toàn bộ tế bào ung thư đã bị tiêu diệt.

Tháng 11/2005, các giáo sư của Institute of Natural Medicine, University of Toyama (Nhật Bản) đã tìm ra một sesquiterpene mới của Trầm Hương Việt nam và chứng minh trong phòng thí nghiệm hiệu ứng kích cảm của nó trên quá trình sinh trưởng của “chất nuôi dưỡng tế bào thần kinh” BDNF (New sesquiterpene from Vietnamese agarwood and its induction effect on Brain-derived Neurotrophic Factor mRNA expression in vitro). Vật liệu được khảo sát là 4,52g Kỳ nam (Kyara) mua tại Sở khoa học và công nghệ Khánh Hoà từ tháng 12/2001. Công trình này được công bố trên Báo Bioorganic & Medicinal Chemistry số 14 (2006) trang 3571-3574, từ 7/2/2006 có sẵn để tải về trực tuyến từ www.sciencedirect.com. Xin lưu ý rằng việc thiếu hụt BDNF gây ra rất nhiều nhiều hậu quả xấu cho sức khoẻ, xem file kèm theo..

Theo http://tuoitre.vn//Giao-duc/Khoa-hoc/424317/San-xuat-duoc-lieu-tu-l..., Theo nghiên cứu của thạc sĩ Đặng Uy Nhân (Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) lá cây dó bầu có thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa rất cao, cô lập được bảy hợp chất tinh khiết trong đó hợp chất chính là mangiferin với hàm lượng 17,16mg/g (tương đương 1,7% trong lá khô). Mangiferin là hoạt chất có khả năng tiêu diệt trực tiếp virut Herpes simplex, virut Sitomegalo, kích thích cơ thể sản sinh interfevon, giúp cơ thể tăng khả năng chống lại các bệnh có nguồn gốc virut. Ngoài ra mangiferin còn có tác dụng hạ đường huyết.

Theo Journal of Natural Medicines, volume 62, No.1/2008, Hiroaki Takemoto và các cộng sự đã chứng ming được hiệu quả an thần (sedative) của việc xông hơi bằng tinh dầu Trầm hương. Có thể tải về toàn văn công trình khoa học này tại www.springerlink.com/content/n4m40825j26r2421/ hoặc tiếp xúc với các tác giả tại ghonda@pharm.kyoto-u.ac.jp.

Theo Bioscience – Biotechnology – Biochemistry Volume 72/2008 No.2, Hideaki HARA và các cộng sự đã tìm ra hiệu quả nhuận tràng (laxative) của lá cây Dó Trầm Aquilaria sinensis. Có thể xem công trình này tại www.jstage.jst.go.jp/article/bbb/72/2/72_335/_article

Tác dụng của Trầm lên hệ thần kinh trung ương, vào giấc ngủ khoẻ và nhịp sinh học còn có các công trình của:

Hitoshi Okugawa và các cộng sự tại Institute for Oriental Medicine, có thể xem toàn văn công trình này tại https://www.thieme-connect.de/DOI/DOI?10.1055/s-2006-957784

Okugawa H và các cộng sự tại Institute for Oriental Medicine, có thể xem toàn văn công trình tại: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8441779?itool=EntrezSystem2.PEnt...

Tanaka và các cộng sự, có thể xem toàn văn công trình này tại http://www.ingentaconnect.com/content/bsc/pcn/2002/00000056/0000000...

Tóm lại, dù xét trên quan niệm giả khoa học hay khoa học chính thống, thì Trầm Hương có xuất xứ Dó Bầu (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) và Kỳ Nam là một đặc sản mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước chúng ta. Từ thế kỷ 16, lúc mà Trầm có giá bằng 16 lần vàng (xem Đỗ Tất Lợi, Các cây thuốc và vị thuốc Việt nam, trang 436) cho đến nay tuy giá cả lên xuống thất thường do cung cầu thay đổi, nhưng nói chung vẫn đứng trên mặt bằng giá cao hơn nhiều so với nhiếu sản vật rừng khác. Việc tiếp tục phát triển nó một cách hợp lý, mở rộng thị trường xuất khẩu và đặc biệt việc nghiên cứu sâu hơn về Trầm Kỳ cà về lý thuyết cơ bản và công nghệ là việc rất nên xúc tiến.

Hà nội, ngày 23 / 7 / 2011

Đinh xuân Bá


Trích lời 1 chuyên gia từ nước ngoài – Mr. David Oller (Esoterics, LLC ):

Ông khẳng định rằng Kyara chỉ có thể bắt nguồn từ những cây thuộc loài Aquilaria Crassna mọc ở Việt Nam. Bất cứ thứ gì không thu hoạch ở Việt Nam, không thể là Kinam. Đó là phương châm. Oller còn cho rằng Kyara có một đặc điểm hóa học độc nhất không có ở các loại Jinko khác. Có một loại hóa chất nào đó tên là Dihydrokaronone mà chỉ có thể tìm thấy ở cây dó bầu Việt Nam.


Phân biệt Kỳ nam và trầm hương

Lê Quý Đôn cũng giúp ta phân biệt kỳ nam với trầm hương : “Muốn phân biệt trầm hương với kỳ nam thì lấy hình chất và khí vị mà phân biệt. Trầm hương thì cứng, nặng, ít thơm, sắc nhạt, vị đắng. Kỳ nam thì mềm nhẹ, có hơi dầu, thơm mát, vị gồm đủ cay, chua, ngọt, đắng. Đốt trầm hương thì khói màu trắng kết xoáy rồi sau mới tan. Đốt kỳ nam thì hơi khói lên thẳng mà dài, khói màu xanh “ (do có tinh dầu, khi cháy cho ngọn màu xanh, khói bay rất lâu trong không khí).

Khói Kỳ Nam


Khói trầm hương

Tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều người từng tiếp xúc kỳ nam và trầm thiên nhiên thì:

 một số thể Kỳ Nam khói vẫn kết xoáy. Khói bay thẳng chỉ là kỳ nam hương.

Vậy Kỳ nam hương có thể được coi là trầm hương có những nốt hương Kỳ Nam, điều này thật khó phân biệt.

Ở 1 số loại trầm cao cấp khói vẫn bay cao hàng mét trong điều kiện kín gió.

Lý do là vì Lê Quý Đôn cũng có thể không tiếp xúc nhiều với Kỳ Nam nên những điều ông viết có thể đúng nhưng chưa chính xác và đầy đủ, ngày nay đa số mọi người đều lấy thông tin của ông để li làm căn cứ cơ bản.

Kỳ Nam tự nhiên hình thành từ trong ra ngoài thân cây và không cần có tác nhân vật lý tác động, trầm hương thì ngược lại. Và cây Kynam được trồng nhân tạo cần phải có tác động vật lý để hình thành Kỳ Nam. Đây là thực tế chung, nhưng trong tự nhiên, có một số loại trầm hương hình thành từ trong ra ngoài cây, điều này rất hiếm, chúng ta phải thử nghiệm mới thấy được sự khác biệt giữa trầm hương và Kỳ Nam.

Kỳ Nam

Trầm hương


Nhận diện và phân cấp Kỳ Nam

Giống như trầm hương, có Kỳ rục và Kỳ sinh, kỳ rục mùi thơm sống sẽ yếu hơn kỳ sinh rất nhiều nhưng giá trị thời gian thì cao hơn kỳ sinh rất rất nhiều.

Tham khảo từ Giáo sư Đinh Xuân Bá, Giám đốc Trung tâm Sinh học Ứng dụng SECOIN Việt Nam và kinh nghiệm của bản thân tôi về Kynam.

1. Dạng : Ở gỗ trầm hương Kỳ Nam, sớ gỗ hay tom gỗ có các sớ thẳng chạy gần như song song, hiếm khi thấy các sớ xoắn ốc, các sớ không đều và các sớ gợn sóng có ở trầm hương bình thường (và kỳ nam loại thấp), xem Hình 




 

 

 

 

 

 












Video chi tiết : https://youtube.com/shorts/xuMZJiM0huk?feature=share


Mùi chủ đạo : thảo mộc (vị thuốc bắc)

Video : https://youtube.com/shorts/Avr5TAAIOu4?feature=share

Video: https://youtube.com/shorts/yq6MnqFGUXw?feature=share

Video : https://youtube.com/shorts/qMpkSfIHrjA?feature=share

Mùi chủ đạo: thanh ngọt , vị béo sữa vani mật ong 

Video : https://youtube.com/shorts/ROxE2GH39u8?feature=share









Dầu ở kỳ nam kết tinh giống như sáp ong.

Mẹo: Bạn nên sử dụng kính hiển vi kỹ thuật số để phóng đại các thớ gỗ để xem sự khác nhau của Kỳ Nam và trầm hương bình thường,

14.png

2. Độ cứng: Kỳ Nam được phân loại là gỗ mềm có độ cứng bên dưới 150 lbf (pound-lực). Khi mới đào lên khỏi mặt đất, Kỳ Nam rất mềm, nhưng theo thời gian càng ngày càng cứng nhưng Kỳ Nam không cứng như trầm hương bình thường.

3. Tính chất tạo mùi: Kỳ Nam có mùi thơm thanh mát và quyến rũ. Kỳ Nam có mùi thơm đặc biệt riêng không giống mùi của trầm hương thông thường. Khó có thể diễn tả mùi Kỳ nam bằng lời. Trong phân loại nước hoa (sử dụng Bánh xe hương thơm), mùi Kỳ nam thuộc các lớp Gỗ khô, Gỗ rêu, Gỗ và Gỗ phương Đông hay đơn giản nó có vị như mùi hoa cỏ, mật ong, sữa, vị ngọt vanilin hoặc mùi tựa thảo mộc (thuốc bắc) nhưng nhẹ nhàng mà sâu lắng kỳ lạ.

Theo sử sách nhà Minh ghi lại, họ đã rất thèm thuồng Kỳ Nam của Việt Nam từ xa xưa bởi chất lượng tốt, nhất là những Kỳ Nam có màu tím, nâu đỏ và hương vị đồng nhất. Khi đốt lên, lúc ban đầu có vị tao nhã của hoa, sau đó có mùi hương nồng nàn nhưng mát mẻ, cuối cùng có mùi thơm như sữa hạnh nhân.

15.png

Nhựa dầu màu xanh lá cây có xu hướng có vị chua trong khi màu trắng có nhiều vị thảo mộc thuốc bắc và màu tím hoặc đen có vị ngọt vani tinh khiết.

Mẹo áp dụng cho kỳ rục: Làm ướt miếng Kỳ Nam bằng một ít nước ấm, sau đó dùng tấm nylon quấn chặt lại (lá chuối thì tốt hơn), sau đó bạn mở ra phơi nắng khoảng 10 phút sẽ thấy có mùi thơm ngào ngạt, điều mà bạn không thể thấy ở trầm hương bình thường, Kỳ nam khi gặp nước thì trở nên mềm rất dễ cắt không như gỗ, khi khô thì cứng nhưng ko cứng bằng trầm.

Có thể dùng nước mưa tinh khiết làm ướt cục Kỳ Nam rục và bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận mùi hương của nó.

4. Khối lượng riêng: Kỳ Nam (và trầm hương thường) có trọng lượng riêng từ 0,90 g / cm3 đến 1,13 g / cm3, Kỳ Nam cao cấp thường có khối lượng riêng> 1 (Kỳ Nam chìm). Kỳ Nam đa số nổi trong nước, hiếm thấy Kỳ Nam chìm.

Mẫu Kỳ Nam phía trên chìm và không có xớ gỗ do nghìn năm đã phân rục hết chất gỗ, Mùi hương: vị ngọt vani nguyên chất

Thông thường thì dầu kỳ nam nhẹ hơn dầu trầm. 

5. Khói & mùi vị. Nhai một miếng Kỳ Nam nhỏ giữa hai răng cửa nơi đầu lưỡi, bạn có thể tìm thấy ở đầu lưỡi một vài vị như chát, đắng và hậu hơi chua, ngọt. Đặc biệt đầu lưỡi sẽ trở nên tê rần mức độ từ nhẹ đến mạnh tùy theo chất lượng của thể Kỳ. Nhưng đối với trầm hương bình thường, bạn có thể thấy vị đắng và hơi chát mà thôi.

Khi đốt một miếng Kỳ Nam nhỏ, bạn có thể thấy một làn khói xanh thẳng bay lên rồi từ từ biến mất và kèm theo mùi thơm quyến rũ. Khi đốt một mẩu nhỏ của trầm hương thông thường, bạn có thể thấy một làn khói trắng xoắn ốc biến mất nhanh chóng và còn kèm theo mùi thơm.

Lưu ý: Ở 1 số trầm tự nhiên tốt vẫn cho làn khói trắng thẳng cả mét trong điều kiện kín gió.

Nhìn chung, để cảm nhận được vị và mùi của trầm hương / Kỳ nam / Khói gỗ bình thường, bạn phải trả lời dựa trên kinh nghiệm, trí tưởng tượng và cảm nhận của bản thân.

Cách nhận biết Kỳ Nam chủ yếu là từ trải nghiệm thật chứ không phải từ phòng thí nghiệm, cần có kinh nghiệm, bạn cần xem, ngửi, sờ, nếm rồi đốt nó.

Người Ả Rập thích đốt trầm hương, vì khi đốt ở độ cao (trên 250 độ C), hương của Kỳ Nam không thơm ngon bằng trầm rừng chất lượng cao (Kỳ Nam sẽ có mùi khét). Nhưng ở nhiệt độ phòng hoặc dưới 90 độ, mùi hương của Kỳ Nam sẽ tốt hơn trầm hương rất nhiều. Vì vậy, một số người gọi nó là trầm hương nhiệt độ thấp (Kỳ Nam).

6. Thành phần hóa học: Năm 2006, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy ở Kỳ Nam thu thập từ tỉnh Khánh Hòa một sesquiterpene loại spirovetivane (4R, 5R, 7R) -1 (10) -Spirovetiven-11-ol-2-one. Cho đến nay, người ta không tìm thấy sesquiterpene này trong dăm gỗ trầm hương thông thường khác, vì vậy sesquiterpene này có thể được sử dụng như một trong những dấu hiệu quan trọng để đánh giá chất lượng của Kỳ nam. Một hóa chất quan trọng khác được tìm thấy ở Kỳ nam là sesquiterpenoid 2,6-ditert-butyl-4-methylphenol

Giả định rằng một sản phẩm Kỳ nam được coi là có chất lượng cao nếu tổng hàm lượng của sesquiterpenes, sesquiterpenoids và sesquiterpene lớn (ví dụ> 75%), trong đó sesquiterpenoids và sesquiterpene chiếm một phần lớn, xem ấn phẩm có tên “Phương pháp SEC1 để đánh giá chất lượng tinh dầu trầm hương ” tại http: //www.dinhxuanba.com/2017/12/how-to-evaluate-quality-of-agarwo ....

Tham khảo từ Mr Russian Adam “Nước hoa Areej le Doré”

16.JPG

Dầu Kinam

17.png

Video : https://www.youtube.com/watch?v=NMxI_2HgijA&t=1683s


Những người buôn bán và thu gom Kỳ nam (và Trầm hương) có xu hướng thích những mảnh Kỳ nam(và trầm hương) có chứa nhiều tuyến dầu thơm hơn (tức là cặn VOC), xem hình 

18.png

Đối với Kỳ Nam, hầu hết chúng được mua bởi Nhật Bản. Cách đây 40 năm, Trung Đông và Nhật Bản mua trầm rất nhiều, lúc đó trầm hương ở Việt Nam không hiếm. Người dân Trung Đông thích đốt trầm hương hơn Kỳ Nam, vì khi đốt trên 200 độ C, mùi hương của Kỳ Nam không ngon bằng trầm hương hoang dã chất lượng cao. Nhưng ở nhiệt độ thường hoặc nhiệt độ dưới 160 độ, mùi hương của Kỳ Nam tốt hơn trầm hương rất nhiều. Vì vậy, một số người gọi là trầm hương nhiệt độ thấp Kỳ Nam. Vào thời điểm đó, những người mua trầm hương ở Trung Đông không mua Kỳ Nam. Trong khi đó, Nhật Bản mua Kỳ Nam từ đại lý của họ ở Hongkong và Singarore, trong im lặng. Nhật Bản sử dụng Kỳ Nam làm hương, cũng như thuốc. Đối với tiêu chuẩn của Kỳ Nam, công ty trầm hương Nhật Bản là chuyên nghiệp. 

Phân cấp hương trong tiêu chuẩn Nhật bản

Kyara (伽羅 Già la) Như đã nói ở trên, chữ kara có gốc là tiếng Phạn, nghĩa là “đen”. Loại tốt nhất, có mùi hương tao nhã, được đánh giá cao vì mùi hương quý phái và thanh lịch - giống như một quý tộc. Chỉ có ở Việt Nam.

Rakoku (羅国 La Quốc) Mùi hăng vị đắng, mặn và cay, đặc trưng và hăng tương tự như mùi gỗ đàn hương. Chỉ có ở Thái.

Manaban (真南蛮 Chân Nam Man) Có nhiều hương và nhựa, vị gần như ngọt, nhưng không có vẻ “điểm trang”. Có ở miền Đông của Ấn Độ, hoặc giữa Mã Lai và Ấn Độ.

Manaka (真那伽 Chân Na Già) Trong những hương thơm, đây có lẽ mùi hương nhạt nhất, loại này có mùi hương khá nông và không liên quan nhiều đến bất kỳ hương nào trong năm hương - nhẹ và dễ thay đổi như cảm xúc của phụ nữ . Có ở Malacca (Malaysia).

Sasora (佐曾羅 Tá Tăng La) Có mùi hương nhẹ. Với một loại sasora tốt, người ta dễ tưởng lầm là kyara, đặc biệt khi mới đốt. Có ở miền Tây Ấn Độ.

Sumatora (寸聞多羅 Thốn Văn Đa La) Sumatora Giàu thành phần nhựa cây và có vị chua ở đầu và cuối, đôi khi dễ bị nhầm với kyara - gợi nhớ đến thứ gì đó ghê tởm và xấu xa, giống như một người hầu trong trang phục của chủ nhân. Có nguồn gốc ở Sumatra (Indonesia).

Tất cả sáu loại đều được coi là chất lượng tốt, nhưng Kyara được những người sành Jin-koh đánh giá cao trong nhiều thế kỷ.





Trong Koh-doh (Hương đạo), hương thơm của trầm hương được phân loại theo thuật ngữ go-mi rikkoku (nghĩa đen là “sáu quốc gia, năm hương vị”), được hệ thống hóa trong Thời kỳ Muromachi. Hệ thống này phân loại mùi hương thành một PC15 Inf. 6 - tr. 10 trong số sáu loại tùy theo nơi sản xuất hoặc xuất khẩu của nó, và sau đó tiếp tục phân biệt chúng theo năm “hương vị” hoặc “thị hiếu”. Sáu nguồn địa lý là Kyara, Rakoku, Manaban, Manaka, Sasora và Sumatora; còn ngũ vị hương thì ngọt (giống mùi mật ong hoặc đường cô đặc), chua (giống mùi mận hoặc các thực phẩm có tính axit khác), nóng (giống mùi ớt đỏ khi hơ lửa), mặn (giống mùi của một chiếc khăn sau khi lau mồ hôi trên trán, hoặc mùi còn sót lại của nước biển khi rong biển được hong khô trên lửa) và đắng (giống mùi thuốc bắc khi nó được trộn hoặc đun sôi) (Morita, 1992).

Kỳ Nam giả ?

Hiện nay chưa có công nghệ nào có thể làm giả Kỳ Nam tự nhiên hay hoang dã (Chỉ áp dụng cho những người đã có kinh nghiệm tiếp xúc và trải nghiệm với Kỳ Nam tự nhiên / hoang dã)

Chỉ có duy nhất công nghệ trồng Kỳ Nam cho đến thời điểm hiện tại. 





19.png

20.png

Về mặt kỹ thuật, hầu hết tất cả các Kỳ Nam hiện có trên thị trường đều là “Kỳ Nam được trồng trọt”.

Kỳ Nam chất lượng cao trồng từ 5 năm trở lên, hãy thử và ngửi nó, tận hưởng nó hơn là tranh luận và nói về Kỳ Nam là hoang dã, cổ xưa hay được trồng mà không biết nó có mùi như thế nào hoặc cách đốt nó như thế nào, dùng lò đốt điện nhiệt độ thấp với một tách trà hoặc cà phê trong khi thưởng thức sẽ rất tuyệt vời

Bản thân Kỳ Nam có màu nhạt, nhựa ít nhưng nhiều dầu, bề ngoài nhợt nhạt không có nghĩa là chất lượng thấp hơn mà nhiều người đánh giá sai. Cũng đúng vì hầu hết các nhà sưu tập đều không biết một Kỳ Nam hoang dã hay tự nhiên có mùi vị và trông như thế nào, chỉ dựa vào kịch bản không nhiều người biết rõ và chia sẽ cho bạn ! Một số người tranh luận chỉ vì mục đích tranh luận và nhằm mua bán, quá khó để đi đến kết quả chính xác cuối cùng.


So sánh Kynam trồng trọt và Kynam hoang dã

1. Đánh giá bề ngoài và kết cấu

Kỳ Nam trồng nhiều dầu, trông giống như một khối nhựa đồng nhất, dễ vỡ vụn khi cắt, có vết khoan ở phôi ban đầu khi chưa cắt, chưa tiện. Phôi cắt ra thường nhỏ.



Kỳ nam trồng hay Kỳ Hải Nam

Cây Kỳ Nam hoang dã khác xa với cây Kỳ Nam trồng, vì cây Kỳ Nam mọc trong rừng, do hình thành tự nhiên nên hoàn toàn không có dấu vết khoan, gốc phôi không bao giờ có vết thương, lỗ thủng. Dùng móng tay cạo sạch lớp ngoài (da) của khối Kỳ Nam hoang dã, không hề bị bong tróc như các loại gỗ / Kỳ Nam trồng, thay vào đó, bạn sẽ thấy lớp dầu bóng loáng tiết ra. Khi cắt Kỳ Nam thiên nhiên giống như cắt vào một khối bơ sáp và không có khả năng bị vỡ vụn.

                              Kỳ Nam tự nhiên

2. Mùi hương

Kỳ Nam trồng cơ bản có một số nốt hương chính của Kỳ Nam hoang dã nhưng không đủ tinh khiết, phức hợp và sâu lắng như Kỳ Nam thiên nhiên.

3. Hương vị

Một trong những cách kiểm tra nhận dạng kinh điển đối với Kỳ Nam là cảm giác tê ở đầu lưỡi khi nhai ở đầu lưỡi, chỉ sử dụng răng cửa.


Phân biệt các loại dầu kỳ :

Việc phân loại màu sắc của Kỳ Nam được đánh giá qua hình thức bên ngoài, các dòng mùi hương cũng tương tự như vậy.

Kỳ là một loại hương thơm hoàn toàn khác trầm.

  • Dầu xanh lá : Điều này biểu hiện rằng đây là Kỳ Nam, Một hương thơm phổ quát (đắng, ngọt và chua), có hương thơm mạnh mẽ.
  • Dầu xanh : nó là một loại dầu màu xanh lá cây pha đen, nó không thể phân biệt được tùy thuộc vào việc điều chỉnh ánh sáng.
  • Dầu tím : nó s không nồng cay ngay cả khi nó được đưa vào mắt của bạn. Về cơ bản nó được đặc trưng bởi vị ngọt vanilin. Có vị ngọt béo sữa mật ong và vị cay nồng xen kẽ 
  • Dầu vàng : một vị đắng cay nồng và mạnh mẽ, được trộn lẫn với những thứ hương khác (vị thảo mộc gần như mùi vị thuốc bắc). Đặc trưng là lưu lại mùi hương lâu. Có ánh lên sắc vàng tuyệt đẹp dưới ánh đèn mạnh.
  • Dầu Đen cơ bản là 1 dạng của dầu tím
  • Dầu trắng (huyền thoại) Có màu trắng ngà và màu xám sáng. Cực kỳ thơm nổi bật, dù ở nhiệt độ cao cũng không cháy khét. Đỉnh cao của các loại dầu nhưng rất hiếm.
  • Dầu đỏ: chất dầu này có vị ngọt hậu sâu như đường.


Tính Tâm linh của Trầm kỳ (Chỉ có và hiệu quả ở trầm kỳ tự nhiên, không phải nhân tạo)

Được đánh giá cao và được dùng trong các buỗi lễ trang trọng trong nhiều tôn giáo lớn như Phật Giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo… Được ví như là hương thơm của cõi niết bàn, của các thế giới cấp cao hơn nhân giới, có tần số sóng rung động cao (Dương khí) hơn nhân giới.

Hương Trầm trừ được sơn lam chướng khí (xông trong nhà để trừ khí độc), đốt trầm trong nghi lễ thờ phương , có khả năng tẩy uế khí, vong âm tà, giải trừ phong long (Hay còn được biết là các tần số rung động tiêu cực, cấp thấp nặng nề - âm khí) rất tốt.

Nếu ta lấy tinh dầu thơm của trầm kỳ phối với tinh dầu xạ hương (lấy từ túi thơm của con cầy hương) sẽ tạo ra một mùi hương rất đặc biệt, rất mạnh và rất quyến rũ giới tính, ngừa trúng gió. Còn làm tượng, đồ trang sức (thơm lâu, công dụng trị gió, tránh cảm mạo).

Người Chăm trước kia đã biết khai thác và sử dụng trầm kỳ. Hiện nay, người chăm vẫn dùng trầm hương trong các nghi thức cúng Thần tại các Tháp Chàm. Trong các bài tụng cúng Thần, ta nghe được những câu :

            Đốt trầm, dâng nước một lần

            Tôi quỳ, tôi cúng mời thần Pô Tang

            ……

            Đốt trầm dâng bốn phương trời

            Thỉnh ba Thần đến, thỉnh mời cả ba

            Trứng gà, rượu nước, hương trầm

            Khay trầu đây nữa kính thầnPô Tang

            …….

Qua các lời của các bài cúng nữ thần, Bà Thiên Y A Na không những tạo lập ra xứ sở và vạn vật mà còn là Thần Mẹ của cây Trầm Hương. Sự gắn kết giữa nữ thần với cây trầm hương còn được thể hiện trong các truyền thuyết về Bà nhập thân vào cây trầm rồi từ cây trầm hiện thân ra, như lịch sử Bà qua bia của Phan Thanh Giản dựng ở Tháp Bà Nha Trang.

Đối với Kỳ Nam ngoài các tinh chất của Trầm hương thì tính phong thủy tâm linh còn cao cấp hơn rất nhiều lần. Có thể ví Trầm như chén đá mà Kỳ thì như chén Sứ cao cấp.

Người ta tin rằng Kỳ Nam được kết tinh từ linh khí trời đất nên là pháp bảo của thiên nhiên, Kỳ Nam vô thể nên nhai mới tan trong miệng, vì vô thể nên phải mượn tạm thể của cây gió bầu, linh thể Kỳ Nam là Khí, do sự hình thành của Kỳ là huyền bí khó mà giải thích thỏa đáng.

(Theo các thầy phong thủy, Ngãi không sợ trầm, chỉ sợ Kỳ, nên họ thường dùng Kỳ nam để bắt Ngãi phải nghe lời)

Người xưa thường bọc kỳ nam vào túi vải đeo vào cổ xem như bùa hộ mệnh

Tính dược Lý của Trầm Kỳ

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Tây phương cũng như ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, trầm kỳ được coi như một dược liệu thượng đẳng chữa được một số bệnh

Trong Phủ Biên Tạp Lục, nhà bác học Lê Quý Đôn cũng đã có những ghi chép về việc dùng kỳ nam trầm hương để chữa một số bệnh. Ông viết :” Kỳ nam có thể chữa bệnh trúng phong, đàm suyễn, cấm khẩu, mọi chứng, mài vào nước mà rỏ và đốt khói cho hơi hương vào mũi thì tỉnh lại ngay. Đau bụng đầy tức thì ngậm là khỏi ngay. Lại có thể trừ được tà khí uế khí, nên trong chỗ hành dịch hành quân không thể không dùng”.

Theo Đỗ Tất Lợi, trong quyển Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam đã cho rằng : “ Trầm hương là một vị thuốc hiếm và đắt trong Đông Y, người ta coi nó có vị cay, tính hơi ôn vào 3 kênh tì, vị và thận; có tác dụng chữa các bệnh đau ngực bụng, nôn mữa, bổ dạ dày, hen suyễn, bí tiểu tiện. Còn có tác dụng giảm đau, trấn tĩnh. Ngày dùng 3-4 g dưới dạng bột hay ngâm rượu. Ít khi sắc, thường chỉ mài với nước mà uống “.

Video : https://youtube.com/shorts/7jLi1LMCgDk?feature=share

Một bí mật nhỏ tôi muốn chia sẻ thêm về công dụng trị bệnh của tinh dầu trầm hương và diệt vi rút trong không khí, điều này đã được nhiều người làm trầm hương trải nghiệm. Khi người thợ làm trầm hương bị thương trong quá trình làm việc với cây trầm hương, vết thương của họ sẽ nhanh hơn bình thường do đặc tính điều trị của tinh dầu trầm hương. Trong thời gian xảy ra dịch bệnh COVID, người dân sống trong vùng có tinh dầu trầm hương bay hơi trong không khí không bị ảnh hưởng vi rút. Bạn có thể tin hoặc không. Tôi nghĩ giá trầm hương và Kỳ nam rất cao vì đặc tính trị bệnh của nó, đặc biệt là Kỳ nam.

HCM, Viết bởi Mr. Thuận An - 0919683181

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

What is Ky Nam, Kyara, Qinan, Calambac ?